Việc kiểm tra và lựa chọn thiết bị điện là rất quan trọng trong việc sử dụng và lắp đặt tại các công trình, nhất là các thiết bị điện công nghiệp trong các nhà máy xí nghiệp…
– Các thiết bị điện và tính toán điện trong mạng điện, là các trang thiết bị truyền dẫn điện trong điều kiện vận hành làm việc 3 chế độ cơ bản;
+ Chế độ làm việc dài hạn
+ Chế độ quá tải (đối với một số thiết bị phụ tải tăng cao tới 1,4 định mức)
+ Chế độ ngắn mạch.
– Chế độ làm việc lâu dài kiểm tra và lựa chọn thiết bị điện, sự làm việc tin cậy của các thiết bị, sứ và các trang thiết bị dẫn điện được đảm bảo bằng cách lựa chọn chúng đúng theo điện áp định mức và dòng điện định mức. Ở chế độ quá tải là sự làm việc của các TB. được đảm bảo bằng các hạn chế giá trị và thời gian tăng điện áp hay dòng điện ở một giới hạn nào đó phù hợp.
– Ở chế độ ngắn mạch sự làm việc tin cậy của thiết bị, sử và các thiết bị dẫn điện được đảm bảo bằng cách lựa chọn các tham số của chúng với các điều kiện ổn định nhiệt và ổn định lực điện động.
– Khi chọn các TB. và các tham số của phần tử dẫn điện cần phải chú ý tới hình thức lắp đặt và vị trí lắp đặt (trong nhà, ngoài trời, nhiệt độ, độ ẩm …của môi trường xung quanh và độ cao lắp đặt các TB. so với mực nước biển.
– Khi thành lập sơ đồ tính toán dòng điện ngắn mạch đ[í với thiết bị ta phải chọn chế độ sao cho khi đó thiết bị làm việc trong các điều kiện thực tế nặng nề nhất
– Ngoài ra các TB. lựa chọn cần phải thỏa mãn về yêu cầu kinh tế.
CHỌN THEO ĐIỆN ÁP ĐỊNH MỨC
– Điện áp định mức của TB. cho trên nhãn máy phù hợp với mức cách điện của nó và có một mức dư nào đó về độ bền, cho phép thiết bị làm việc lâu dài ở điện áp cao hơn định mức 10÷15 % định mức khi nên lựa chọn các TB. theo điều kiện điện áp cần phải thỏa mãn.
– Việc tăng độ cao lắp đặt TB. so với mực nước biển đấn tới sự giảm điện áp cho phép.
– Mức tăng điện áp so với điện áp định mức vừa nêu trên chỉ cho phép khi TB. được lắp đặt ở độ cao dưới 1000m so với mặt nước biển . Nếu độ cao nơi lắp đặt cao hơn phải giảm bớt không được quá Udm.
CHỌN THEO DÒNG ĐIỆN ĐỊNH MỨC
– Là dòng điện có thể chạy qua TB. trong thời gian lâu dài ở nhiệt độ định mức của môi trường. Lúc đó nhiệt độ của phần tử bị đốt nóng nhất của TB. không vượt quá giá trị cho phép lâu dài.
– Việc chọn đúng theo dòng điện định mức đảm bảo không xảy ra quá đốt nóng nguy hiểm cho các phần tử của TB. khi làm việc lâu dài ở chế độ định mức.
– Dòng điện làm việc cực đại xuất hiện:
+ Mạch các đường dây làm việc song song khi cắt đi một đường dây.
+ Mạch máy BA khi sử dụng khả năng quá tải của chúng.
+ Các đường cáp không dự trữ khi sử dụng khả năng quá tải của chúng.
+ Các máy phát điện, khi làm việc với công suất định mức và điện áp giảm 5% so với định mức.
– Nhiệt độ môi trường xung quanh TB. thường lấy 350 C, khi nhiệt độ ở nơi lắp đặt lớn hơn khi đó cần hiệu chỉnh lại dòng điện định mức.
KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ ĐIỆN
Các thiết bị điện và các trang bị dẫn điện được chọn theo các điều kiện định mức cần phải kiểm tra về ổn định nhiệt và ổn định lực điện động khi có ngắn mạch. Các TB. cắt ngoài các Đk trên còn phải kiểm tra cả khả năng cắt với các dòng ng.m.
1. Kiểm tra ổn định lực điện động
Phải được kiểm tra với dòng ng.m. lớn nhất (có thể là ngm. 3 pha hoặc ngm. 1 pha)
– Mạng trung tính cách đất 1-15kV ngm. 3 pha là lớn nhất.
– Mạng 110-220 là lớn hơn trung tính trực tiếp lối đất dạng ngm. lớn nhất có thể là 3 pha có thể là 1 pha tùy thuộc vào vị trí điểm ngm. Khi kiểm tra ổn định lực điện động với TB.
2. Kiểm tra ổn định nhiệt
Dây dẫn và các TB. khi ngm. không được phát nóng quá nhiệt độ cực đại theo các tiêu chuẩn quy định đối với đốt nóng ngắn hạn khi có dòng ngm. chạy qua.
3. Thời gian giả thiết
Là thời gian cần thiết để dòng ngm. ổn định gây nên được một hiệu ứng nhiệt đúng như dòng ngm. thực tế biến thiên gây ra trong thời gian thực tế.
LỰA CHỌN MÁY CẮT ĐIỆN
– Là thiết bị dùng đóng cắt dòng điện phụ tải và dòng ngắn mạch ở mạng cao áp (>1000 V) .MC làm việc tin cậy, giá thành cao được dùng ở những nơi quan trọng. Có thể được phân loại theo nhiều cách.
+ Theo phương pháp dập hồ quang.
+ Theo tốc độ cắt.
+ Theo hoàn cảnh làm việc.
– Các điều kiện chọn và kiểm tra máy cắt.
CHỌN VÀ KIỂM TRA MÁY CẮT PHỤ TẢI
– Là thiết bị đơn giản và rẻ tiền hơn máy cắt. Nó gồm 2 bộ phận hợp thành, bộ phận đóng cắt (điều khiển bằng tay) và cầu chì. Vì bộ phận đóng cắt hồ quang đơn giản nên chỉ đóng cắt được dòng điện phụ tải, không cắt được dòng điện ngm. Để cắt dòng ngm. Trong máy cắt phụ tải người ta dùng cầu chì.
– Các điều kiện chọn và kiểm tra: Có thể dùng để kiểm tra cầu chì.
CHỌN VÀ KIỂM TRA CẦU CHÌ
– Là thiết bị bảo vệ ngắn mạch cắt nhanh, cấu tạo đơn giản rẻ tiền, kích thước nhỏ được dùng phổ biến. Do đặc tính làm việc không ổn định nên chọn không đúng thì làm việc không chính xác.
– Cấu tạo: Có 2 phần vỏ và dây chẩy, trong vỏ có các bộ phận dập hồ quang được chế tạo theo nhiều kiểu loại, trong nhà, ngoài trời.
– Đường dây có nhiều cấp bảo vệ phải chú ý đảm bảo điều kiện cắt chọn lọc (cầu chì cấp trên phải làm việc sau cầu chì cấp dưới)
– Tùy theo phụ tải chọn dây thích hợp. Vì với một vỏ cầu chì có thể lắp được nhiều cấy dây chầy khác nhau.
– Với các phụ tải không có dòng đỉnh nhọn xuất hiện (mạng chiếu sáng). Thì do đặc tính cầu chì không ổn định nên để đảm bảo cầu chì tồn tại lâu dài, không bị chẩy.
LỰA CHỌN VÀ KIỂM TRA SỨ CÁCH ĐIỆN
– Sứ vừa có tác dụng làm giá đỡ các bộ phận mạng điện vừa làm vật cách điện giữa các bộ phận đó với đất. Vì vậy sứ phải có độ bền chịu đựng được lực điện động do dòng ngm. gây ra, đồng thời phải chịu được điện áp của mạng , kể cả lúc quá điện áp. Thông thường có 2 loại chính: Sứ đỡ và sứ xuyên tường.
– Khi chọn sứ phải kiểm tra các điều kiện lắp đặt thanh dẫn trên đỉnh sứ.
CHỌN VÀ KIỂM TRA MÁY BIẾN DÒNG
– Dùng để cc dòng diện cho các mạch đo lường và bảo vệ. Phía thứ cấp của máy biến dòng nối các cuộn dây dòng điện với dụng cụ đo của rơ le. Các cuộn dây này có điện trở rất bé, vì vậy trạng thái vận hành bình thường phía thứ cấp của máy biến dòng hầu như bị ngắn mạch.
– Chọn Bl ngoài các điều kiện chung Udm và ldm phải chú ý đến cấp chính xác và chủng loại.
CHỌN VÀ KIỂM TRA MÁY BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG
– BU hoặc TU
– BU dùng để đo ccđ. cho các dụng cụ đo và rơ le. Để tiêu chuẩn hóa các dụng cụ đo và rơ le. Để tiêu chuẩn hóa các loại dụng cụ đo và rơ le, người ta quy định điện áp định mức của thứ cấp BU. U2dm = 100 V
– Các điều kiện chọn và kiểm tra BU.
+ Điện áp định mức sơ cấp
+ Điều và sơ đồ nối dây
+ Phụ tải pha S2dm [kVA]
+ Sai số
– Công suất định mức của máy biến áp là: Công suất của tất cả 3 pha (với máy biến áp nối theo sơ đồ sao). Băng 2 lần công suất của máy biến áp một pha đối với các máy biến áp 1 pha nối theo sơ đồ tam giác hở.
+ Tùy thuộc theo đấu dây của phụ tải mà công suất trên các pha tính khác nhau.
+ Tiết diện của dây dẫn và các cc cho mạch điện áp của các công tơ, phải chọn sao cho tổn thất điện áp trong mạch không vượt quá 0,5% điện áp định mức.
+ Việc kiểm tra về ổn định điện lực điện động và ổn định nhiệt với BU là không cần thiết.
LỰA CHỌN THANH DẪN ĐIỆN
– Thường được dùng trong các xí nghiệp luyện kim đen và mầu, các xí nghiệp hóa chất và một số xí nghiệp khác( nơi mà phụ tải cao). So với cáp, thanh dẫn có những ưu điểm: Độ tin cậy lớn, độ tin cậy lớn, khả năng lắp đặt nhanh, rễ quan sát kiểm tra khi vận hành.
– Lựa chọn thanh dãn theo điều kiện phát nóng.
– Lựa chọn thanh dẫn theo điều kiện cho phép.
– Tính lại chỉ số K theo điều kiện cho phép.
– Kiểm tra thanh dẫn theo điều kiện ổn định động do dòng ngm.
– Kiểm tra thanh dẫn theo ổn định nhiệt.